Gỗ Veneer Sồi Là Gỗ Gì? Ứng Dụng Của Nó Trong Sản Xuất Đồ Nội Thất

Rate this post

 

Gỗ veneer sồi ra đời giúp giải quyết bài toán khó cho các khách hàng có vốn ít để đầu tư xây dựng nhà cửa. Loại gỗ này về cơ bản vẫn đem lại được màu sắc cùng vân gỗ đẹp sánh ngang gỗ tự nhiên. Cùng Mộc Minh Đức phân tích rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Gỗ veneer sồi có hai màu trắng và đỏ
Gỗ veneer sồi có hai màu trắng và đỏ

1. Giới thiệu qua về gỗ Veneer sồi

Trước hết là cần hiểu gỗ veneer sồi là gì? Cùng những ưu nhược điểm và đặc điểm nhận dạng của nó. Nếu bạn nắm rõ được phần này thì việc nên ứng dụng nó vào đâu bạn cũng sẽ tự mình quyết định được đó!

1.1 Gỗ veneer sồi là gỗ gì?

Gỗ veneer sồi là được lạng mỏng ra từ gỗ sồi, nó có độ dày từ 1rem đến 2ly. Tấm veneer này chủ yếu được dùng làm tấm phủ lên bề mặt của những loại gỗ công nghiệp khác. Có một số loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến thường được sử dụng: MDF, HDF, gỗ ván dăm, gỗ ghép,….

Cốt gỗ công nghiệp phủ veneer
Cốt gỗ công nghiệp phủ veneer

1.2. Màu sắc, vân gỗ veneer 

Màu sắc cùng những đường vân gỗ là đặc điểm nhận dạng cho khách hàng phân biệt được đâu veneer và đâu là gỗ sồi tự nhiên. Cũng như gỗ sồi thì veneer sồi cũng có 2 loại là veneer trắng và đỏ. Bạn có thể xem chi tiết tại bài viết dưới đây:

>>> XƯỞNG SẢN XUẤT NỘI THẤT GỖ SỒI UY TÍN MIỀN BẮC – MỘC MINH ĐỨC

2. Ưu nhược điểm của gỗ veneer sồi 

+ Ưu điểm 

– Trọng lượng nhẹ, màu sắc bắt mắt cùng mặt gỗ láng mịn khiến cho veneer gỗ được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất. Màu sắc trên mặt gỗ veneer không hề bị phai màu.

– Đặc biệt ở veneer gỗ sồi trắng có khả năng chống mối một tốt. Cùng cấu trúc phù hợp để đem lại độ chống thấm tốt nhất. Không bị giãn nở khi sử dụng trong thời gian dài.

– Tấm veneer dễ dàng uốn cong bằng hơi nước tạo nên đa dạng các sản phẩm nội thất khác nhau.

– Tấm veneer có độ thân thiện môi trường cao

– Điều đặc biệt cuối cùng là gỗ veneer có giá thành chỉ bằng 1/3 giá trị gỗ tự nhiên và có thể kết hợp với các cốt gỗ công nghiệp khác nhau.

Ưu điểm vượt trội của gỗ veneer
Ưu điểm vượt trội của gỗ veneer

+ Nhược điểm 

– Vì được lạng thành từng tấm rất mỏng nên khả năng chống thấm không thể bằng gỗ sồi tự nhiên.

– Thêm nữa, vì nó mỏng nên khi bị va đập mạnh không tránh khỏi việc nứt, rạn. Thực sự không nên dùng gỗ veneer làm nội thất ngoài trời, trong nhà vệ sinh hay những nơi ảnh hưởng trực tiếp bởi khí hậu thời tiết.

– Khả năng chịu nhiệt của Veneer sồi không quá vượt trội.

3. Các công đoạn tạo nên Veneer gỗ sồi

Gỗ veneer được nhiều đơn vị sản xuất tạo ra, mỗi đơn vị hay mỗi quốc gia sẽ có công đoạn khác nhau, nhưng về vẫn dựa thao khung kỹ thuật dưới đây:

– Bước 1: Xử lý gỗ tự nhiên. Trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: luộc, ngâm, tẩm sau khi khai thác về để gỗ có độ bền cao hơn.

– Bước 2: Lạng mỏng gỗ bằng các loại máy phù hợp, đảm bảo giữ được màu sắc và vân gỗ.

– Bước 3: Thực hiện việc sấy khô với nhiệt độ hợp lý

– Bước 4: Sử dụng máy lăn keo và dán lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp

– Bước 5: Tiếp tục đưa vào máy ép nhiệt để ép khoảng 5 phút

– Bước 6: Sử dụng máy chà nhàm làm bóng mọn về mặt cũng như các góc cạnh.

– Bước 7: Kiểm tra trước khi lưu kho hoặc điều phối hàng ra thị trường tiêu thụ.

Ứng dụng của gỗ veneer sồi

Hiện nay gỗ veneer sồi được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất nội thất văn phòng, nhà ở, showroom….nhằm thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang dần trở nên khan hiếm. Trong sản xuất gỗ veneer sồi thường được dùng khá giống gỗ tự nhiên.

4. Những loại Veneer khác cũng được ứng dụng rất nhiều trong nội thất

Gỗ veneer có rất nhiều loại như: gỗ veneer óc chó, veneer xoan đào mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong mục tiếp theo của bài viết. Mỗi lọi veneer sẽ có điều gì khác biệt cùng Mộc Minh Đức phân tích nhé!

4.1. Veneer óc chó

Gỗ veneer óc chó là gì? Đây là loại gỗ có chất lượng hoàn hảo. Gỗ óc chó chủ yếu được nhập khẩu từ Bắc Mỹ. Nếu như làm nội thất gỗ tự nhiên óc chó thì rất tốn kém. Chính vì thế để đáp ứng cho nhu cầu sở thích và mức ngân sách, Mộc Minh Đức luôn đưa ra phương án lựa chọn gỗ dán veneer óc chó cho các gia chủ.

Bài viết xem thêm: >>> Nội thất gỗ Veneer óc chó – Đâu chỉ có sự cầu kỳ mới tạo nên cái đẹp

4.2. Veneer xoan đào

Gỗ veneer xoan đào là gì? Cũng giống như cách cấu tạo của gỗ dán veneer, gỗ veneer xoan có bề mặt gỗ veneer tự nhiên được lạng mỏng phơi và sấy khô dán lên trên tấm ván cốt gỗ.

Gỗ veneer xoan đào với nhiều gam màu khác nhua
Gỗ veneer xoan đào với nhiều gam màu khác nhau

4.3. Gỗ vener Tần Bì 

Là một trong 3 loại gỗ veneer phổ biến nhất, gỗ veneer tần bì có độ mềm, độ co giãn theo thời tiết. Dễ dàng thi công lắp đặt. Loại gỗ này chủ yếu được sử dụng để làm cửa, khuôn, và các đồ nội thất trong nhà.

5. Báo giá tấm veneer gỗ sồi

Phụ thuộc vào từng kích thước, đơn vị cung cấp, quốc gia và chất lượng gỗ thành phẩm… mà mỗi nhà phân phối, cung cấp sẽ có một mức giá bán gỗ veneer sồi khác nhau. Chẳng hạn như mức giá gỗ veneer sồi cốt MDF sọc hồng thành phẩm từ Trung Quốc với kích thước 1220 x 2440mm có giá khoảng 980.000 đồng giá bán lẻ. Nếu như mua với số lượng lớn hay mua tại nguồn thì chi phí sẽ rẻ hơn nhiều.

Xưởng nội thất Mộc Minh Đức cung cấp đa dạng sản phẩm khác nhau trong đó cả gỗ veneer sồi cho các công trình khác nhau. Với kinh nghiệm hơn 15 năm cùng những máy móc tiên tiến nhất, chúng tôi tự hào đem đến những sản phẩm chất lượng nhất. Quý khách hàng có thể yên tâm hoàn hảo khi lựa chọn Mộc Minh Đức.

Thông tin liên hệ:

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THI CÔNG NỘI THẤT MỘC MINH ĐỨC

Office: Tòa nhà Asuva 9 – Số 9A, Đường Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: KCN Quất Động – Thường Tín – Hà Nội

Hotline: 091.336.0056 / 0931.921.921

Bài viết liên quan
0967698060