Qua kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các công trình lớn, nhỏ trên khắp mọi miền đất nước. Mộc Minh Đức chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn kinh nghiệm thiết kế xây dựng cầu thang bộ. Để giúp bạn chọn được kỹ thuật xây dựng khoa học, mang lại không gian đáng sống. Hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu đến Quý khách hàng hình ảnh hoàn thiện. Hệ cầu thang uốn cong toàn phần của một biệt thự sang trọng tại Bắc Giang.
Trong một công trình biệt thự lâu đài thì cầu thang chính là điểm nhấn cho không gian nội thất vì nó là phương tiện lưu thông di chuyển giữa các tầng. Dù đứng ở vị trí nào cũng trông thâý và thường xuyên phải sử dụng nó. Một không gian nội thất lung linh, tinh xảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào mẫu cầu thang.
Để xứng tầm và hài hòa với căn biệt thự cao cấp cuả mình, mẫu cầu thang cổ điển có kiểu dáng uốn cong mềm mại, gỗ uốn thành những hoa văn trang nhã, lịch thiệp, lãng mạn dưới đây sẽ tôn lên diễm lệ cho không gian sống.
Những lưu ý về mặt kiến trúc khi thiết kế cầu thang bộ
Tính an toàn của cầu thang cong toàn phần
- Lưu ý đầu tiên trong việc thiết kế cầu thang cong toàn phần để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là chiều cao của bậc thang cũng như chiều rộng cầu thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế
- Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà của người Việt Nam, thì độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75cm đến 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16cm đến 19cm. Một điều lưu ý là độ rộng trung bình của một bậc là 24cm đến 27 cm.
- Đối với những công trình cao cấp hoặc biệt thự thì độ rộng có thể từ 1,5m trở lên. Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can kích thước chuẩn khoảng 90cm.
Lưu ý về chiếu nghỉ cầu thang
- Chiếu nghỉ cầu thang cong toàn phần (theo đúng như tên gọi của nó) là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
- Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp. Nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.
Đảm bảo kích thước phù hợp của cầu thang cong toàn phần
- Cụ thể, kích thước thang hợp lý trong kiến trúc dân dụng: chiều cao bậc từ 150 mm, độ rộng bậc từ 240 – 300 mm. Thông thường kích thước này khó lòng đạt được. Chiều cao từ 150 – 170 mm, độ rộng tối thiểu phải đạt được là 270 mm là hợp lí. Bề rộng vế thang từ 800 – 1200mm. Tay vịn cầu thang cao từ 850 – 900mm tính từ mặt bậc lên vị trí tay vịn tương ứng trên mặt bậc sẽ đảm bảo an toàn nhất và vừa tầm tay sử dụng.
- Bề rộng chiếu nghỉ nên lấy bằng hoặc lớn hơn bề rộng vế. Để thang để bước lên không bị hẫng hụt thì bậc thang của một vế thang phải là số lẻ. Nếu thang cuốn, thang liền bản thì bậc cuối cùng cũng phái là số lẻ.
Thiết kế cầu thang tiết kiệm không gian
- Cùng với các lưu ý trên thì lưu ý để tiết kiệm không gian cũng là điều rất quan trọng. Để tiết kiệm cho nhà ống nhỏ hẹp, bạn nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách, khu tiểu cảnh… giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.
- Ngoài ra, trong kiến trúc nhà ở hiện đại, kiến trúc sư thường thiết kế cầu thang kết hợp cùng giếng trời. Giúp không gian thêm thông thoáng, rộng rãi và sáng sủa hơn,…
Những lưu ý về phong thuỷ khi thiết kế cầu thang
Không xây bậc lên xuống hở
- Cầu thang phải luôn được xây hoàn chỉnh và không hở ở các bậc. Khi đó, các nguồn vượng khí sẽ không bị phân tán, chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên.
- Hơn nữa, cầu thang kín còn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà hơn cầu thang hở.
Vị trí chân cầu thang
- Chân cầu thang không nên xây đặt ngay tại cửa, như cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ. Nếu như vậy, nó sẽ tạo ra luồng khí độc gây hại cho gia đình như tiêu tán gia sản, mất lộc, gặp các vấn đề sức khỏe ở đầu và cổ.
- Nếu chân cầu thang kết thúc đối diện ngay trước cửa chính của ngôi nhà thì bạn có thể phong tỏa nguồn khí độc bằng cách giữ cho phần hành lang và cầu thang luôn sáng sủa, thoáng khí.